Hôi miệng là bệnh lý khá phổ biến trong cuộc sống. Tuy nó
không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng lại làm người bệnh mất tự tin trong
giao tiếp. Hãy cùng Phunutoday.vn tìm hiểu một số nguyên nhân được coi là thủ
phạm chính gây ra bệnh hôi miệng nhé!
1. Không vệ sinh răng miệng đúng cách
Khoang miệng là môi trường ẩm ướt, thuận lợi để vi khuẩn
phát triển. Khoang miệng chứa hàng triệu vi khuẩn và là nguyên nhân của hầu hết các triệu chứng
hôi miệng. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách thì các mẩu nhỏ
thức ăn còn sót lại sẽ là nơi tập trung vi khuẩn. Vi khuẩn sản sinh ra các hợp
chất lưu huỳnh phát ra mùi hôi như mùi trứng thối, đồng thời dần dần nó sẽ tạo
thành mảng bám quanh răng, kích thích đến lợi gây sâu răng nghiêm trọng.
Vì thế, bạn hãy đánh răng và dùng chỉ nha khoa hai lần mỗi
ngày và đừng quên cạo lưỡi. Bởi những vi khuẩn sống không cần ôxy sẽ tập trung ở
phía sau lưỡi.
Đối với người dùng răng giả mà không vệ sinh sạch sẽ, lắp
răng không khít cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng.
2. Do thức ăn
Việc ăn một số thực phẩm có mùi nồng như tỏi, hành hoặc món ăn nhiều đạm, chất
béo…cũng là nguyên nhân gây hôi miệng. Các thực phẩm này sau khi được tiêu hóa,
chất bay hơi của chúng đều được hấp thụ vào máu, lên phổi và theo không khí hít
thở mà bay ra cửa miệng. Mùi rượu sau khi uống vào cũng thoát ra như vậy trong
hơi thở.
Một số sản phẩm từ sữa cũng có thể làm tăng dịch mũi và dẫn
tới mùi hôi. Những thực phẩm chứa nhiều carbohydrate thúc đẩy vi khuẩn phát triển
vì chúng chứa nhiều đường.
Thủ phạm gây hôi miệng
3. Không uống đủ nước
Cơ thể mất nước có thể khiến bạn tiết quá ít nước bọt, đó là
vấn đề, vì nước bọt làm sạch những vi khuẩn gây mùi. Theo BS Gibber, nước bọt
mà chúng ta tiết ra sẽ tạo điều kiện sống cho các tế bào trong miệng, khi giảm
tiết nước bọt, các tế bào sẽ bắt đầu chết đi và bốc mùi. Các nhà dinh dưỡng
khuyên bạn nên uống từ 6 đến 8 cốc 250ml nước mỗi ngày. Nước trà xanh cũng tốt.
Một nghiên cứu của Israel năm 2012 cho thấy các chất chống oxy hóa trong trà
xanh làm thay đổi một số hợp chất lưu huỳnh trong hơi thở hôi.
4. Mất nước vì nghẹt mũi
Người bị nghẹt mũi không thể thở bằng mũi mà phải thở bằng
miệng, điều này làm khô miệng và dẫn đến miệng bị hôi. Nếu bạn bị nghẹt mũi hãy
điều trị và cũng cần bổ sung nước.
5. Bị mắc các căn bệnh gây nên hôi miệng:
- Nhiễm trùng phổi mãn tính, ung thư phổi, viêm phổi hoặc có
vật lạ trong mũi.
- Bị viêm xoang, viêm phế quản, viêm amygdale, viêm nhiễm đường
hô hấp.
- Lỡ miệng, nhiệt miệng kết hợp với bệnh viêm nha chu.
- Bị thoát vị thực quản hay chứng trào ngược dạ dày, có lỗ
rò giữa thực quản và dạ dày.
- Một số bệnh gây suy yếu cho cơ thể như yếu gan, thận, tiểu
đường.
- Mắc Hội chứng hôi mùi cá ươn (Fish odor syndrome) toát ra
từ miệng và da. Đây là bệnh tự miễn của trẻ sơ sinh với rối loạn chuyển hóa chất
Trimethylamine. Chất này tụ lại trong máu rồi thải ra ngoài qua mồ hôi, nước miếng,
nước tiểu, máu. Bệnh không chữa được và ta phải giới hạn tiêu thụ thực phẩm có
nhiều choline, tiền thân của trimethylamine, như broccoli, đậu, trứng..
6. Một số nguyên nhân khác
- Thiếu ăn cũng cho hôi miệng mùi ketone vì mất cân bằng
chuyển hóa chất béo và chất đạm.
- Thay đổi kích thích tố trong khi rụng trứng và có kinh
nguyệt cũng cho hơi thở hôi mùi chuột ở một số phụ nữ.
Không có nhận xét nào :