Xã Phương Mỹ, Hương Khê, Hà Tĩnh: 40 năm mơ ước một cây cầu

Chúng tôi về bến đò Rộc Lội ở xã Phương Mỹ (huyện Hương Khê- Hà Tĩnh) trong một chiều đông rét cắt da cắt thịt. Là điểm trũng nhất của huyện Hương Khê, cũng là "rốn lũ" của tỉnh Hà Tĩnh, sông Ngàn Sâu chảy qua xã Phương Mỹ tuy không quá rộng nhưng cũng đủ chia cắt xã làm hai nửa. Đôi bờ cách trở, 5 xóm bên kia sông muốn sang bên này phải đi qua một con đò ngang trên bến Rộc Lội.
Cùng với cuộc mưu sinh của bà con nông dân, là 300 học sinh hàng ngày phải đi học bằng đò ngang qua sông Ngàn Sâu nước xiết, dài 11km trên địa bàn xã. Để được sang sông học chữ, ngày ngày các em phải dậy từ 4h sáng, cầm đèn pin dò dẫm đi khi đêm vẫn còn giăng tối trên miền rừng núi.

Vì lượng người qua đò quá đông, mà sức chở của đò chỉ được 12 người, nên để không muộn giờ vào lớp, các em phải tranh thủ đi sớm. Thương nhất là các em nhỏ mới vào lớp 1, niềm vui tựu trường đúng "ngắn tày gang", nhiều em sáng mai được bố cõng đến bến đò mà cứ ngủ gật trên lưng.
xã Phương Mỹ

Xã Phương Mỹ, Hương Khê, Hà Tĩnh: 40 năm mơ ước một cây cầu
Gần 50 học sinh chen lấn trên một chuyến đò.

Cô Nguyễn Thị Phúc, giáo viên Trường THCS Tùng Sơn kể: Vào giờ cao điểm, các cháu lớn nhanh chân giành hết chỗ, các cháu nhỏ dù có muộn cũng phải đợi chuyến sau. Nhưng cũng không trách các cháu đó được, vì nếu đến muộn quá, không những bị quở trách mà nhiều khi còn bị dở bài học.xã Phương Mỹ Cũng theo cô Phúc, chính vì quá vất vả, bất tiện trong việc đi lại nên kết quả học tập của các em ngày ngày phải qua đò bao giờ cũng thấp hơn các em ở bên kia bờ, mặc dù các em rất hiếu học.

Xã Phương Mỹ, Hương Khê, Hà Tĩnh: 40 năm mơ ước một cây cầu


Chúng tôi đứng đợi đò khoảng 2 tiếng đồng hồ trong chiều đông tê tái thì đến giờ tan lớp. Từng đoàn học sinh ùa từ trên dốc xuống bến đò Rộc Lội. Học sinh quê miền núi nghèo không có đồng phục, ai có gì mặc nấy.xã Phương Mỹ Thậm chí, nhiều em không đủ áo rét, mặc độc một chiếc áo sơ-mi trắng đã ngả màu cháo lòng bên ngoài một chiếc áo phông cộc tay.
Khi đò vừa cập bến, các em tranh nhau lên trước, khiến cho con đò chòng chành chực lật. Bà lão chèo đò tên Đức phải yêu cầu các em xuống bớt mới chịu cho sang sông, nhưng nhiều em vẫn luyến tiếc không chịu rời đò. Tiếng là đò chở được 12 người, nhưng chuyến đò chúng tôi chứng kiến thì không dưới 50 em học sinh, mà không một em nào có áo phao để mặc. Bà Đức phân trần: Trước đây bà vẫn để mấy chiếc áo phao trên đò, nhưng sau bà dọn bớt đi để đỡ mất diện tích cho các cháu khi chen chân.  xã Phương Mỹ

Xã Phương Mỹ, Hương Khê, Hà Tĩnh: 40 năm mơ ước một cây cầu

Đồng chí Hồ Văn Quế, Trưởng Công an xã cho biết: Từ năm 1972, khi mới tách xã Phương Mỹ, chính quyền và nhân dân địa phương đã đề xuất làm cầu nối qua sông Ngàn Sâu.
Cây cầu thiết yếu này dài 127m, rất nhiều lần được cấp trên về khảo sát nhưng mãi đến sau trận lũ quét lịch sử năm 2007, Phương Mỹ bị thiệt hại nặng nề, lãnh đạo Đảng và Nhà nước về thăm và có ý kiến chỉ đạo xây dựng cây cầu dân sinh này là cần thiết, nên chuyện làm cầu mới được ngành chức năng thực sự quan tâm.
Tuy nhiên, theo tính toán của Sở Giao thông-Vận tải Hà Tĩnh, nếu làm cầu bê-tông thì phải mất khoảng 37 tỷ, còn nếu làm cầu treo thì cũng phải mất khoảng 25 tỷ. Trước tình hình đó, một phương án xây dựng phà có tay kéo được tính đến. Tuy nhiên, do nơi đây là rốn lũ, khi lũ về, sẽ không có cách gì níu phà lại, thế nên, 2 chiếc phà và 2 cột treo cáp dù đã được mang về nhưng xã đành phải để trên bờ. Cây cầu "thai nghén" 40 năm qua vẫn chỉ là cây cầu mơ ước.

Xã Phương Mỹ, Hương Khê, Hà Tĩnh: 40 năm mơ ước một cây cầu


Rời bến Rộc Lội, chúng tôi cứ lẩn mẩn nghĩ: Nếu không may trong một lần quá tải nào đó, chiếc đò không thể làm tròn nhiệm vụ chở khách qua sông mà quyết định yên nghỉ giữa dòng thì 50 em học sinh trên đò, có mấy em đủ sức bơi trong giá lạnh để lên bờ?
Và nếu cứ mãi chia cắt đôi bờ thì tương lai, có mấy em đủ sức và đủ niềm tin để mơ đến giảng đường đại học? Hơn bao giờ hết, hàng nghìn người dân Phương Mỹ, nhất là các thế hệ tương lai mong lắm sự quan tâm của các cơ quan chức năng cũng như sự góp sức của toàn cộng đồng, xã hội để sớm có một cây cầu.

Bình luận Facebook

Bình luận Blogspot

Không có nhận xét nào :

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...